Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Nhập môn vào quản trị mạng, nên học gì?

Để có thể trở thành một chuyên gia quản trị mạng, điều đầu tiên bạn cần làm là phải định hình xem công việc đó sẽ bao gồm nhưng tiểu mục nhỏ nào, và cần trang bị kiến thức để có thể hoàn thành tốt tất cả các tiểu mục công việc đó, là một quản trị mạng, bạn cần biết rất nhiều thứ, bởi giữa chúng luôn có mối quan hệ với nhau 
Để nhập môn quản trị mạng, chúng ta nên nói về CCNA và MCSA, 2 khóa học này cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản trong việc thiết lập, cấu hình thiết bị mạng Route, Switch để tuy biến mô hình mạng cho từng doanh nghiệp cụ thể, cài đặt và vận hành phầm mềm, hệ thống máy chủ...
Muốn có một mức lương tốt, dĩ nhiên không ai trả lương tốt cho người chỉ biết một mảng cố định nào đó mãi được. Bạn cần biết nhiều, biết sâu để cho dù là đụng đến khía cạnh nào, bạn cũng sẽ biết nên làm thế nào và ra sao

Sau đây là lộ trình học cho người mới bắt đầu, hay nói cách khác, để có đủ kiến thức, bạn cần trang bị cho mình: 

- Tiếng Anh cơ bản đủ để đọc hiểu tài liệu, bởi hầu hết các tài liệu về mạng hiện tại đều bằng tiếng anh, nếu không có tiếng anh thì bạn sẽ tự thu hẹp kiến thức của mình,bởi vì không phải lĩnh vực nào cũng đều có người biên dịch sẵn ra cho bạn, đôi khi, tài liệu dịch sang tiếng việt không chuẩn với những gì tác giả viết có thể khiến bạn hiểu sai vấn đề
- Trang bị kiến thức nền tảng cơ bản : A+, Network+ 
- Trang bị kiến thức CCNA (Để có cái nhìn về Networking làm việc như thế nào) 
- Trang bị kiến thức tương đương Linux+ hoặc LPIC1 & LPIC2 
- Trang bị kiến thức MCSA/MCSE và bổ sung kiến thức Exchange hoặc SQL Server căn bản (Nếu có thiên hướng nhiều về Microsoft) 
- Đọc và ngâm cứu kỹ cuốn TCP-IP
- Nâng cao kiến thức nền tảng về bảo mật : trang bị kiến thức tương đương Security+ 




Với những kiến thức được trang bị như trên khi đi làm 1,2 năm rồi, tùy theo công việc mà mình sẽ phải chuyên sâu (focus) vào một trong các hướng : 

+ Networking Admin : Phải học nâng cao chuyên môn tiếp những cái như CCNP, CCDP, CCSP 
+ System Admin : Cần phải trang bị nâng kiến thức về các Applcation có liên quan tới công việc vd : Mail Server, LDAP, ... hay các kỹ năng về Backup/Restore, xây dựng hệ thống High Available, hệ hống SAN (Storage Area Network), Security. 
+ DBA (Database Admin) : SQL Server hoặc Oracle DBA (OCA, OCP) 
+ Security : Nắm vững các chuẩn ISO, phương pháp luận, các kỹ năng về sản phẩm/thiết bị bảo mật của các Vendor, .... nói chung nên trang bị kiến thức tương đương CISSP để làm việc lâu dài với lĩnh vực Security."



Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Quản trị mạng, nghề luôn luôn HOT cho dân IT

Quản trị mạng là một lĩnh vực không còn xa lạ gì, đặc biệt là với các bạn sinh viên IT.

Nếu mong muốn trở thành một quản trị viên, bạn cần có niềm đam mê với máy tính và công nghệ, luôn mong muốn trở thành một quản trị viên trong một công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn, nhưng bạn vẫn chưa hiểu, là một quản trị viên mình có thể,  Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích và giúp bạn có cái nhìn toàn diện về bối cảnh của ngành quản trị mạng nhằm giúp bạn lựa chọn cho mình một hướng đi tốt nhất, để bạn có thể có một công việc tốt sau khi ra trường.
Quản trị mạng là học làm gì?
Một nhà quản trị mạng - Administrator, có trách nhiệm bảo vệ hệ thống mạng máy tính của một tổ chức luôn được cập nhật và hoạt động trơn tru, Muốn làm được điều đó, người quản trị viên cần hiểu và biết cách thiết lập hệ thống mạng như nào thì mới vận hành và đảm bảo nó chạy ổn định được. Ở thị trường Việt Nam thì người học quản trị mạng thực chất cần biết nhiều hơn nữa, bởi vì sao, hầu hết các công ty hay doanh nghiệp đều sử dụng thiết bị của nhiều hãng, nhiều các nền tảng phần mềm, vì vậy, nếu chỉ biết thiết kế, hoặc vận hành một cách cứng nhắc các lý thuyết về thiết bị của hãng này với hãng khác, phần mềm của hãng này với hãng khác thì có thể mang đến những rắc rối cho cả hệ thống. Học quản trị mạng, chính xác và đầy đủ, là học để trở thành người chăm sóc sức khỏe cho hệ thống máy tính trong toàn bộ doanh nghiệp, vị trí của họ có vai trò rất quan trọng, bởi không có Internet, mọi hoạt động, giao dịch sẽ ngay lập tức bị dừng lại, chúng ta có thể tầm quan trọng của việc quản trị mạng.
Công việc cụ thể mà một quản trị viên làm là gì?
Một số công việc mà quản trị viên phải biết và làm tốt đó là:
·         Cài đặt hệ thống mạng, máy tính
·         Bảo trì, sửa chữa, nâng cấp hệ thống mạng
·         Chuẩn đoán, khắc phục các sự cố hoặc các vấn đề tiềm ẩn với Internet, phần cứng, phần mềm và hệ thống.
·         Giám sát hệ thống Internet để nâng cao hiệu suất
Người quản trị chịu trách nhiệm cho cả 2 phía, đầu- cuối mạng, phần cứng- phần mềm, các nhóm – người dùng cá nhân, vì vậy đòi hỏi kĩ năng xử lý công việc một cách hài hòa và hợp lý.
Ở các công ty, doanh nghiệp lớn, mỗi một mảng thường sẽ có một vài người đảm nhiệm, người lo hệ thống, người lo bảo mật, bên giám sát xử lý sự cố, vì vậy, tính chất công việc sẽ chuyên sâu hơn. Còn ở các công ty doanh nghiệp nhỏ, một người quản trị mạng phải biết nhiều, bởi không có nhân sự để chịu trách nhiệm từng mảng như công ty, doanh nghiệp lớn kia được

Nên học gì để trở thành quản trị viên chuyên nghiệp

Đến đây thì ắt hẳn chúng ta đã hình dung ra được một quản trị viên sẽ làm những gì. Hiện nay, CCNA và MCSA là 2 chương trình đào tạo cơ bản cung cấp cho người học những kiến thức mà gần như tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng, vì vậy, để có thể có các kiến thức trên, 2 khóa này là các khóa học nên tìm hiểu. Nếu như CCNA chuyên về làm việc với hệ thống thiết bị Cisco thì MCSA là khóa học về phần mềm, hầu hết doanh nghiệp tại Việt Nam đều sử dụng các thiết bị của các hãng này.